Các khóa đào tạo về nhận thức và đánh giá nội bộ hệ thống quản lí chất lượng của PTK Consultant do Thạc sĩ Phan Trung Kiên đứng lớp. Các học viên sẽ được các chuyên gia chỉ dạy về những kiến thức, kỹ năng hữu ích. Được chia sẻ từ những kinh nghiệm thực tiễn tại các nhà máy xí nghiệp hàng đầu.
Link đăng ký: Nhấn vào để đăng ký 
KHU VỰC LƯU KHUÔN VÀ NGUYÊN LIỆU THÔ |
PRO -
3M TRONG QUẢN LÝ KHO
Một quy trình quản lý kho hiệu quả sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí cho
việc quản lý kho cũng như đơn giản hóa công đoạn kiểm tra số lượng hàng tồn
trong kho. Tránh tình trạng thất thoát, nhầm số lượng trong kho. Vậy, để quản
lý kho tốt, các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm vững các bước trong quy trình
quản lý kho.
Kho là gì? Quản lý kho là gì?
Khái niệm kho
Đầu tiên khi nhắc đến quản lý kho chúng ta cần phải hiểu khái niệm
kho. Kho là nơi lưu trữ, chứa đựng, bảo quản các loại hàng hóa, vật tư của tổ
chức, doanh nghiệp,… Tại các kho hàng, hàng
tồn liên tục được kiểm kê và hoạt động xuất nhập kho diễn ra thường xuyên, nhằm
cung ứng sản phẩm, hàng hóa kịp thời cho khách hàng. Có thể nói, kho là nơi
quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa của nhà bán
hàng.
Quản lý kho là việc kiểm soát các hoạt động hàng ngày của kho hàng
như nhập – xuất – tồn kho, chuyển kho,… Quản lý kho hiệu quả sẽ giúp giảm chi
phí và tăng doanh thu cho cửa hàng, doanh nghiệp.
Quy trình
quản lý kho hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích gì?
Tại sao doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ quy trình quản lý kho
hàng? Bởi nếu không có quy trình cụ thể, hệ thống lưu trữ hàng hóa của bạn sẽ
không được chặt chẽ, dễ dàng phát sinh nhiều lỗ hổng làm thất thoát hàng, gây
ảnh hưởng và đem lại hậu quả lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần
phải có quy trình quản lý kho hàng chặt chẽ, để sự lưu thông hàng hóa được tốt
nhất.
Quy trình quản lý kho hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:
- Giúp các hoạt động, vẫn hành trong kho được thực hiện một cách
trơn tru, xuyên suốt: Khi thực hiện quy trình quản lý kho, các khâu hay các bộ
phận chỉ cần nắm rõ quy trình và tuân thủ thực hiện theo quy trình đã đề ra.
- Giúp doanh nghiệp có thể bám sát được tình hình xuất nhập kho,
số lượng hàng tồn trong kho, chất lượng hàng hóa bằng những con số chính xác.
Để từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phù hợp để phát triển.
- Giúp người chủ có thể yên tâm để thực hiện các công việc khác:
Nếu quy trình quản lý kho được nghiêm ngặt, nhân viên nghiêm túc tuân thủ thực
hiện các bước làm sẽ tạo ra tâm lý vững vàng cho người chủ.
- Quy trình nhập xuất kho hàng hóa
chuyên nghiệp sẽ giúp thời gian cho các quá trình được rút ngắn,
tiết kiệm thời gian, nhân lực và cả chi phí cho doanh nghiệp.
- Tăng sự hài lòng của khách hàng: quy trình quản
lý kho hiệu quả sẽ tạo tác phong làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, từ khâu
tìm sản phẩm cho tới xuất sản phẩm.
Các khâu trong quy trình quản
lý kho vật tư, hàng hóa
Có thể chia hoạt động của kho hàng thành 3 hình
thức cơ bản: Quản lý mã hàng (tạo mới, thay đổi hoặc hủy bỏ), quản lý nhập kho
(nhập kho mua hàng hoặc trực tiếp) và quản lý xuất kho (xuất kho bán hàng, sản
xuất, lắp ráp hoặc chuyển kho trong cùng hệ thống). Tương ứng với mỗi hình thức
nhỏ sẽ có quy trình quản lý với các bước cụ thể. Trong quy trình quản lý, chúng
ta nên chia nhỏ từng bộ phận, từ đó sẽ giúp quá trình quản lý kho hàng sẽ trở
nên dễ dàng hơn.
1. Quy trình quản lý mã hàng
Bước 1: Khi phòng kế hoạch hoặc cấp quản lý
trực tiếp có nhu cầu thêm mới, thay đổi hoặc xóa bỏ mã hàng, đầu tiên sẽ gửi
yêu cầu cụ thể tới bộ phận hoặc người phụ trách mã hàng.
Bước 2: Bộ phận mã hàng sẽ căn cứ vào thông tin
yêu cầu, kiểm tra sự tồn tại của mặt hàng và đối chiếu.
Bước 3: Thực hiện cập nhật:
·
Với yêu
cầu cấp mã mới: Áp dụng cho những sản phẩm mới vừa nhập, chưa tồn tại mã hàng
trong kho trước đó. Cán bộ phụ trách sẽ dựa vào tính chất hàng hóa, chủng loại
để đặt mã hàng theo quy tắc chung, và cập nhật thông tin sản phẩm vào hệ thống.
·
Với yêu
cầu thay đổi hoặc xóa mã hàng: Xem xét yêu cầu, đánh giá sự cần thiết. Nếu hợp
lý sẽ tiến hành xóa hoặc cập nhật mã mới theo tiêu chuẩn, còn không sẽ thông
báo từ chối yêu cầu của phòng kế hoạch.
Bước 4: Thông báo về sự thay đổi mã hàng cho các
bộ phận liên quan, sự thống nhất mã hàng sẽ tạo thuận lợi cho quy trình lưu kho
hàng hóa về sau.
2. Quy trình quản lý hoạt động
nhập kho hàng hóa, nguyên vật liệu hay thành phẩm
Bước 1: Thông báo kế hoạch nhập nguyên vật liệu
Bộ phận đề xuất khi có yêu cầu nhập liệu phục vụ
cho hoạt động doanh nghiệp cần thông báo với các phòng ban khác như: kế toán,
kho, phòng kế hoạch vật tư,… để kịp thời bố trí nhân sự và cập nhật thông tin
Bước 2: Kiểm tra hàng và đối chiếu
Thủ kho căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc phiếu đề
nghị mua hàng ban đầu, tiến hành đối chiếu với số lượng nguyên vật liệu nhập
vào, đồng thời kiểm tra về chất lượng của chúng. Nếu có hỏng hoặc kém chất
lượng cần báo ngay cho nhà cung cấp để kịp thời khắc phục. Sau đó nhận từ nhà
cung cấp hóa đơn (phiếu giao nhận) của mặt hàng.
Bước 3: Lập phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho thường do thủ kho đảm
nhận. Phiếu nhập kho gồm 3 liên, có chữ ký xác nhận của thủ kho và bên
giao hàng (hoặc có thêm kế toán). Một liên thủ kho lưu lại, một liên do kế toán
giữ và liên cuối cùng đưa lại cho người giao hàng.
Bước 4: Hoàn thành nhập kho
Thủ kho bắt đầu tiến hành nhập kho nguyên vật
liệu, sắp xếp vào các khu vực phù hợp sao cho hợp lý và thuận tiện khi lấy
nguyên vật liệu, sau đó ghi nhận thông tin vào thẻ kho.
Tất cả thông tin của hàng hóa sau đó cần cập nhật
ngay vào hệ thống quản lý kho hàng (excel hoặc phần mềm quản lý).
3. Các bước trong quy trình quản
lý hàng xuất kho hàng hóa
Bước 1: Gửi yêu cầu xuất hàng hóa
Bước 2: Kiểm tra hàng tồn kho
Kế toán kho tiến hành kiểm tra tồn kho. Nếu hàng
thiếu cần thông báo ngay lại với đơn vị đề xuất. Nếu hàng đầy đủ thì bắt
đầu thực hiện xuất kho
Bước 3: Lập phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng
Phiếu xuất kho được lập dựa trên thông tin đơn
hàng mà khách yêu cầu
Bước 4: Xuất kho
Thủ kho dựa vào thông tin trên phiếu để lấy chính
xác những sản phẩm, nguyên vật liệu mà người mua cần.
Bước 5: Cập nhật thông tin chính xác ngay khi vừa
xuất kho xong, tránh trường hợp quên.
4. Quy trình quản lý khi chuyển
kho thành phẩm
Bước 1: Đơn vị có như cầu chuyển kho cần gửi đề
xuất lên ban giám đốc, trong đó nếu rõ địa điểm và mức độ cần thiết của việc
chuyển kho
Bước 2: Ban giám đốc khi nhận được yêu cầu cần xem xét kĩ lưỡng,
nếu chấp thuận, yêu cầu sẽ được đưa đến cho kế toán
Bước 3: Kế toán nhận được thông tin từ trên giám đốc, cần thông
báo đến đơn vị quản lý kho về thời gian chuyển kho, số lượng người hỗ trợ và
lập phiếu xuất kho
Bước 4: Thực hiện chuyển kho. Hàng
hóa cần được kiểm tra kỹ lưỡng và những người có trách nhiệm phải ký nhận đầy
đủ vào các biên nhận cần thiết trước khi xuất hoặc nhập kho.
Bước 5: Kế toán cập nhập lại thông tin trên hệ
thống quản lý kho hàng
Bài viết trên đây là các bước để thực hiện quá
trình quản lý kho hiệu quả. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nắm vững các
bước, phân bổ nhân sự sao cho hợp lý để thực hiện quy trình quản lý kho được
hiệu quả và chuyên nghiệp.
https://youtu.be/YKi3zn-4rJ8
https://www.youtube.com/watch?v=lDgIBpwFr7I
ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý Chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 9001:2015 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.
- Cam kết và triển khai Chính sách Chất lượng,
- Phân tích bối cảnh tổ chức, các rủi ro và cơ hội, và phát triển các biện pháp kiểm soát nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, và cải tiến liên tục,
- Kiểm soát Chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong suốt các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
- Phòng ngừa các rủi ro về chất lượng thông qua kiểm soát các hoạt động nghiên cứu phát triển, hoạch định sản xuất và cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng, mua hàng và kiểm tra, thử nghiệm,
- Kiểm soát các sản phẩm/đầu ra không phù hợp và thực hiện hành động khắc phục,
- Hoạch định trách nhiệm, quyền hạn, cơ cấu và đảm bảo năng lực nhân sự, năng lực của hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng và môi trường cần thiết quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
- Trao đổi thông tin, kiểm soát tài liệu và hồ sơ, đánh giá nội bộ và xem xét hệ thống quản lý.
- Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý Chất lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
- Giảm tối đa các nguy cơ và các chi phí giải quyết các vụ bồi thường sự cố Chất lượng, các khoản phạt vi phạm pháp luật về Chất lượng,
- Tăng cường uy tín, sự tin cậy, hài lòng, tin tưởng của khách hàng và bên quan tâm đối với sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp,
- Cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm sai lỗi, lãng phí,
- Tạo khuôn khổ nền tảng cho việc triển khai và tích hợp các Hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường, An toàn sức khỏe nghề nghiệp, Quản lý năng lượng, An toàn thực phẩm, …
- Sản xuất, gia công cơ khí và chế tạo thiết bị,
- Sản xuất và lắp ráp ô tô, xem máy,
- Sản xuất dây và cáp điện,
- Sản xuất và lắp đặt thang máy,
- Lắp ráp thiết bị điện, điện tử,
- Gia công và lắp đặt kết cấu thép,
- Sản xuất bao bì giấy, nhựa và cao su,
- Chế biến thực phẩm và đồ uống,
- Sản xuất hàng dệt may và giày da,
- Thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
- Kinh doanh thương mại, phân phối, bán lẻ,
- Cung cấp dịch vụ cảng, giao nhận, vận tải, kho hàng,
- Giáo dục, Khám chữa bệnh và chăm sóc y tế, …
Hệ thống cải tiến 5S-Kaizen từ lâu đã trở thành “trợ thủ đắc lực” của các nhà quản lý, vận hành. Dù phương pháp này được áp dụng tại rất nhiều doanh nghiệp, nhưng để hiểu đúng và thực hiện sao cho hiệu quả thì không đơn giản chút nào. Vì vậy, trong bài viết sau đây VHE sẽ cùng bạn đi tìm hiểu 5S-Kaizen là gì, và làm cách nào vận dụng cho hiệu quả.
5S là gì?
·
5s là KỸ NĂNG CƠ BẢN
của cá nhân hay tổ chức để duy trì kinh doanh.
·
5s là HỆ THỐNG NỀN
TẢNG của quản lý doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả năng suất, chất lượng.
·
5s mang lại các GIÁ
TRỊ HỮU HÌNH cho công ty
- o
Rút ngắn thời gian chu
trình
- o
Phát hiện và ngăn ngừa
vấn đề
- o
Hiện thực hóa vấn đề
5 Nguyên tắc chủ đạo của 5S
5s là phương pháp quản lý do người Nhật thiết
lập nên. 5S là từ viết tắt trong tiếng Nhật, bắt đầu bằng chữ S gồm Seiri,
Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke.
·
Seiri (sàng lọc): Phân loại
những vật cần thiết, vứt bỏ những vật không cần thiết.
·
Seiton (sắp xếp): Sắp xếp để
khi cần có thể lấy ngay vật cần thiết (Quy định – để lại chỗ cũ).
·
Seiso (sạch sẽ): Loại bỏ rác,
vết bẩn, vật lạ…làm sạch hiện trường.
·
Seiketsu (săn sóc): Duy trì
tình trạng “Sàng lọc” – “Sắp xếp” – “Sạch sẽ”.
·
Shitsuke (sẵn sàng): Tạo thói
quen tuân thủ các quy định.
Tại sao lại gọi là Kaizen?
Phương pháp Kaizen còn được gọi là thuyết
Kaizen. Đây là cụm từ ghép từ hai từ Kai (thay đổi) và từ Zen (tốt hơn). Kaizen
nói một cách dễ hiểu là mỗi nhân viên phải thực hiện liên tục các hoạt động cải
tiến trong một khoảng thời gian dài, theo cấp độ tăng dần. Tại Nhật Bản, họ đã
áp dụng phương pháp này hơn 50 năm. Trước kia, Kaizen chỉ áp dụng tại các tập
đoàn lớn như: Toyota, Canon, Honda…sau đó, Kaizen được áp dụng rộng rãi trong
mọi công ty thuộc đa lĩnh vực. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các công ty của
Nhật đều đang thực hiện nguyên tắc Kaizen.
Phương pháp Kaizen
Kết hợp 5S-Kaizen – Phương pháp
đổi mới thông minh
Kaizen là một chiến lược, triết lý được vận
dụng xuyên suốt trong quá trình cải tiến nhằm đổi mới liên tục phương thức vận
hành, quản lý. Phương thức này giúp nâng cao năng suất làm việc, tránh lãng phí
và nâng cao vị thế cạnh tranh.
Hệ thống cải tiến 5S-Kaizen
Xét trên nhiều khía cạnh thì 5S là yếu tố cơ
bản của hệ thống Kaizen. Quy tắc 5S chú trọng sự gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh
nhằm tạo ra môi trường làm việc thuận tiện, tạo tiền đề thực hiện Kaizen. Bởi
môi trường làm việc có thoải mái, sạch sẽ, khoa học thì mới kích thích nhân
viên sáng tạo, mang đến nhiều kết quả đổi mới tốt đẹp hơn.
Hai nguyên tắc này bổ sung, tương trợ cho
nhau. Vì thế, doanh nghiệp có thể áp dụng song hành 5S-Kaizen để giúp công ty
vận hành ổn định, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Tiêu chuẩn về Kết cấu nhà thép và sơn chất lượng cao của AISC là gì?
Tiêu chuẩn về kết cấu nhà thép của AISC được công nhận rộng rãi bởi các nhà xây dựng và
nhà thầu Bắc Mỹ khi cần đánh giá năng lực của các công ty chế tạo đối với yêu
cầu chất lượng của một công trình dự án. Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả các yêu
cầu cho việc chứng nhận, đánh giá các cơ sở sản xuất, cung cấp khung thép kết
cấu cho công trình dự án cùng hệ thống Quản lý Chất lượng với chức năng và
trách nhiệm tương ứng.
Để được chứng nhận, nhà sản xuất thép kết cấu phải trải
qua một chương trình kiểm định, đánh giá nghiêm ngặt bởi các kiểm soát viên độc
lập của AISC; và phải được đánh giá lại hàng năm. Phạm vi kiểm định bao gồm tất
cả các quy trình sản xuất và chế tạo thép kết cấu, từ khi nhận hợp đồng đến
khâu bàn giao cuối cùng, nhưng không bao gồm quy trình lắp dựng.
Chứng nhận sơn chất lượng cao (SPE) là một
chương trình kèm theo trong bộ Tiêu chuẩn của AISC về Kết cấu nhà thép. Chương
trình này áp dụng đối với kiểm định cơ sở sơn của nhà sản xuất thép kết
cấu về chất lượng các hệ thống sơn phủ bảo vệ phức tạp như: kẽm, epoxi, uretan
và các hệ thống sơn nhiều lớp.
Thế nào là một nhà sản xuất được AISC chứng nhận?
Một nhà sản xuất được AISC chứng nhận về kết cấu nhà thép
sẽ được tự động chứng nhận thỏa mãn tiêu chuẩn kết cấu nhà thép truyền
thống. Với việc thỏa mãn Tiêu chuẩn về kết cấu nhà thép của AISC, nhà sản
xuất được AISC xác nhận là có đủ cơ sở, nhân sự, kinh nghiệm tổ chức, các quy
trình, kiến thức, thiết bị và cam kết để thực hiện việc xây dựng nhà thép
kết cấu.
Một nhà sản xuất theo tiêu chuẩn AISC thường được giao
phó thực hiện các công trình công cộng lớn, các nhà máy sản xuất hạng nặng, các
nhà máy điện, các nhà máy sản xuất/cán kim loại, các sân vận động, hội trường,
các tòa nhà cao tầng, và các nhà máy hóa dầu.
Bộ chỉ dẫn kỹ thuật kết cấu nhà thép ANSI/AISC 360-16 (Specifications for Structural Steel Building) được viện kết cấu thép Hoa Kỳ (American institute of Steel Construction) phát hành. Đây là tiêu chuẩn được đầu tư nghiên cứu, thí nghiệm thực tiễn rất chi tiết và được tin tưởng sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Bộ tiêu chuẩn này được nhiều nhà thầu xây dựng và chủ đầu
tư từ khắp thế giới công nhận rộng rãi. Có thể nói, bộ tiêu chuẩn AISC được coi
là thước đo năng lực của nhà thầu đối với chất lượng của dự án kết cấu thép nhà
xưởng. Tiêu chuẩn này có đầy đủ các yêu cầu cho việc đánh giá nhà thầu từ giai
đoạn thiết kế đến sản xuất tại nhà máy cùng hệ thống Quản lý Chất lượng với
chức năng và trách nhiệm tương ứng.
Để được chứng nhận theo tiêu chuẩn AISC, nhà thầu sản
xuất thép kết cấu phải trải qua giai đoạn kiểm định và đánh giá nghiêm ngặt bởi
các kiểm soát viên độc lập của AISC. Tiêu chuẩn này yêu cầu phải được đánh giá
lại hàng năm. Phạm vi kiểm định bao gồm tất cả các quy trình sản xuất và chế
tạo kết cấu thép, từ khi nhận hợp đồng đến khâu bàn giao sản phẩm hoàn thiện,
nhưng không bao gồm quy trình lắp dựng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc thêm về các tiêu chuẩn thiết
kế kết cấu thép nhà xưởng, đừng ngần ngại liên lạc với PTK CONSULTANT. Đội ngũ
tư vấn của chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi và giải đáp cụ thể.
PTK Consultant
Blog Archive
- May 2023 (1)
- October 2021 (1)
- September 2021 (9)