GIỚI THIỆU

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi cam kết cung cấp cho bạn những dịch vụ tốt nhất.

ĐỘI NGŨ CỦA CHÚNG TÔI

Những con người tuyệt vời đằng sau thương hiệu của chúng tôi ... và phương châm sống của họ.

  • Phạm Thị Hồng

    Chuyên Gia Tư Vấn Trưởng

    GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP TỪ "TỐT LÊN VĨ ĐẠI".

  • Phan Trung Kiên

    Giám Đốc Chuyên Môn

    PTK LUÔN LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN.

  • Nguyễn Văn Hoàng

    Chuyên Gia Tư Vấn Trưởng

    CHÚNG TÔI CÙNG NHAU THAY ĐỔI ĐỂ PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi tự hào về bản thân với những kỹ năng mạnh mẽ, linh hoạt và đỉnh cao.

Quản Lý

Kinh Nghiệm Thực Chiến 100%
Kiến Thức Chuyên Môn 100%
Kết Quả Đạt Được 100%

Đào Tạo

Kinh Nghiệm Thực Chiến 100%
Kiến Thức Chuyên Môn 100%
Kết Quả Đạt Được 100%

Tư Vấn

Kinh Nghiệm Thực Chiến 100%
Kiến Thức Chuyên Môn 100%
Kết Quả Đạt Được 100%

KẾT QUẢ

Chúng tôi giúp khách hàng của mình tích hợp, phân tích và sử dụng dữ liệu của họ để cải thiện hoạt động kinh doanh của họ.

150

DỰ ÁN

300

KHÁCH HÀNG

650

HỘI THẢO

1568

FACEBOOK LIKES

CHIẾN LƯỢC & SÁNG TẠO

PTK Consultant luôn luôn đổi mới sáng tạo cùng chiến lược hợp lý và hiệu quả.

TIN TỨC

Chúng tôi tự hào về việc mang đến một góc nhìn mới mẻ và cách tiếp thị hiệu quả cho từng dự án.

  • PRO - 3M TRONG QUẢN LÝ KHO

    PRO - 3M TRONG QUẢN LÝ KHO

     

    KHU VỰC LƯU KHUÔN VÀ NGUYÊN LIỆU THÔ

    PRO - 3M TRONG QUẢN LÝ KHO

    Một quy trình quản lý kho hiệu quả sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí cho việc quản lý kho cũng như đơn giản hóa công đoạn kiểm tra số lượng hàng tồn trong kho. Tránh tình trạng thất thoát, nhầm số lượng trong kho. Vậy, để quản lý kho tốt, các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm vững các bước trong quy trình quản lý kho.

    Kho là gì? Quản lý kho là gì?

    Khái niệm kho

    Đầu tiên khi nhắc đến quản lý kho chúng ta cần phải hiểu khái niệm kho. Kho là nơi lưu trữ, chứa đựng, bảo quản các loại hàng hóa, vật tư của tổ chức, doanh nghiệp,… Tại các kho hàng, hàng tồn liên tục được kiểm kê và hoạt động xuất nhập kho diễn ra thường xuyên, nhằm cung ứng sản phẩm, hàng hóa kịp thời cho khách hàng. Có thể nói, kho là nơi quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa của nhà bán hàng.


    Quản lý kho là gì?

    Quản lý kho là việc kiểm soát các hoạt động hàng ngày của kho hàng như nhập – xuất – tồn kho, chuyển kho,… Quản lý kho hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí và tăng doanh thu cho cửa hàng, doanh nghiệp.

    Quy trình quản lý kho hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích gì?

    Tại sao doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ quy trình quản lý kho hàng? Bởi nếu không có quy trình cụ thể, hệ thống lưu trữ hàng hóa của bạn sẽ không được chặt chẽ, dễ dàng phát sinh nhiều lỗ hổng làm thất thoát hàng, gây ảnh hưởng và đem lại hậu quả lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có quy trình quản lý kho hàng chặt chẽ, để sự lưu thông hàng hóa được tốt nhất.


    Quy trình quản lý kho hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:

    - Giúp các hoạt động, vẫn hành trong kho được thực hiện một cách trơn tru, xuyên suốt: Khi thực hiện quy trình quản lý kho, các khâu hay các bộ phận chỉ cần nắm rõ quy trình và tuân thủ thực hiện theo quy trình đã đề ra.

    - Giúp doanh nghiệp có thể bám sát được tình hình xuất nhập kho, số lượng hàng tồn trong kho, chất lượng hàng hóa bằng những con số chính xác. Để từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phù hợp để phát triển.

    - Giúp người chủ có thể yên tâm để thực hiện các công việc khác: Nếu quy trình quản lý kho được nghiêm ngặt, nhân viên nghiêm túc tuân thủ thực hiện các bước làm sẽ tạo ra tâm lý vững vàng cho người chủ.

    - Quy trình nhập xuất kho hàng hóa chuyên nghiệp sẽ giúp thời gian cho các quá trình được rút ngắn, tiết kiệm thời gian, nhân lực và cả chi phí cho doanh nghiệp.

    - Tăng sự hài lòng của khách hàng: quy trình quản lý kho hiệu quả sẽ tạo tác phong làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, từ khâu tìm sản phẩm cho tới xuất sản phẩm.

    Các khâu trong quy trình quản lý kho vật tư, hàng hóa

    Có thể chia hoạt động của kho hàng thành 3 hình thức cơ bản: Quản lý mã hàng (tạo mới, thay đổi hoặc hủy bỏ), quản lý nhập kho (nhập kho mua hàng hoặc trực tiếp) và quản lý xuất kho (xuất kho bán hàng, sản xuất, lắp ráp hoặc chuyển kho trong cùng hệ thống). Tương ứng với mỗi hình thức nhỏ sẽ có quy trình quản lý với các bước cụ thể. Trong quy trình quản lý, chúng ta nên chia nhỏ từng bộ phận, từ đó sẽ giúp quá trình quản lý kho hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

    1. Quy trình quản lý mã hàng

    Bước 1: Khi phòng kế hoạch hoặc cấp quản lý trực tiếp có nhu cầu thêm mới, thay đổi hoặc xóa bỏ mã hàng, đầu tiên sẽ gửi yêu cầu cụ thể tới bộ phận hoặc người phụ trách mã hàng.

    Bước 2: Bộ phận mã hàng sẽ căn cứ vào thông tin yêu cầu, kiểm tra sự tồn tại của mặt hàng và đối chiếu.

    Bước 3: Thực hiện cập nhật:

    ·         Với yêu cầu cấp mã mới: Áp dụng cho những sản phẩm mới vừa nhập, chưa tồn tại mã hàng trong kho trước đó. Cán bộ phụ trách sẽ dựa vào tính chất hàng hóa, chủng loại để đặt mã hàng theo quy tắc chung, và cập nhật thông tin sản phẩm vào hệ thống.

    ·         Với yêu cầu thay đổi hoặc xóa mã hàng: Xem xét yêu cầu, đánh giá sự cần thiết. Nếu hợp lý sẽ tiến hành xóa hoặc cập nhật mã mới theo tiêu chuẩn, còn không sẽ thông báo từ chối yêu cầu của phòng kế hoạch.

    Bước 4: Thông báo về sự thay đổi mã hàng cho các bộ phận liên quan, sự thống nhất mã hàng sẽ tạo thuận lợi cho quy trình lưu kho hàng hóa về sau.

    2. Quy trình quản lý hoạt động nhập kho hàng hóa, nguyên vật liệu hay thành phẩm

    Bước 1: Thông báo kế hoạch nhập nguyên vật liệu

    Bộ phận đề xuất khi có yêu cầu nhập liệu phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp cần thông báo với các phòng ban khác như: kế toán, kho, phòng kế hoạch vật tư,… để kịp thời bố trí nhân sự và cập nhật thông tin

    Bước 2: Kiểm tra hàng và đối chiếu

    Thủ kho căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc phiếu đề nghị mua hàng ban đầu, tiến hành đối chiếu với số lượng nguyên vật liệu nhập vào, đồng thời kiểm tra về chất lượng của chúng. Nếu có hỏng hoặc kém chất lượng cần báo ngay cho nhà cung cấp để kịp thời khắc phục. Sau đó nhận từ nhà cung cấp hóa đơn (phiếu giao nhận) của mặt hàng.

    Bước 3: Lập phiếu nhập kho

    Phiếu nhập kho thường do thủ kho đảm nhận. Phiếu nhập kho gồm 3 liên, có chữ ký xác nhận của thủ kho và bên giao hàng (hoặc có thêm kế toán). Một liên thủ kho lưu lại, một liên do kế toán giữ và liên cuối cùng đưa lại cho người giao hàng.

    Bước 4: Hoàn thành nhập kho

    Thủ kho bắt đầu tiến hành nhập kho nguyên vật liệu, sắp xếp vào các khu vực phù hợp sao cho hợp lý và thuận tiện khi lấy nguyên vật liệu, sau đó ghi nhận thông tin vào thẻ kho.

    Tất cả thông tin của hàng hóa sau đó cần cập nhật ngay vào hệ thống quản lý kho hàng (excel hoặc phần mềm quản lý).

    3. Các bước trong quy trình quản lý hàng xuất kho hàng hóa

    Bước 1: Gửi yêu cầu xuất hàng hóa

    Bước 2: Kiểm tra hàng tồn kho

    Kế toán kho tiến hành kiểm tra tồn kho. Nếu hàng thiếu cần thông báo ngay lại với đơn vị đề xuất. Nếu hàng đầy đủ thì bắt đầu thực hiện xuất kho

    Bước 3: Lập phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng

    Phiếu xuất kho được lập dựa trên thông tin đơn hàng mà khách yêu cầu

    Bước 4: Xuất kho

    Thủ kho dựa vào thông tin trên phiếu để lấy chính xác những sản phẩm, nguyên vật liệu mà người mua cần.

    Bước 5: Cập nhật thông tin chính xác ngay khi vừa xuất kho xong, tránh trường hợp quên.

    4. Quy trình quản lý khi chuyển kho thành phẩm

    Bước 1: Đơn vị có như cầu chuyển kho cần gửi đề xuất lên ban giám đốc, trong đó nếu rõ địa điểm và mức độ cần thiết của việc chuyển kho

    Bước 2: Ban giám đốc khi nhận được yêu cầu cần xem xét kĩ lưỡng, nếu chấp thuận, yêu cầu sẽ được đưa đến cho kế toán

    Bước 3: Kế toán nhận được thông tin từ trên giám đốc, cần thông báo đến đơn vị quản lý kho về thời gian chuyển kho, số lượng người hỗ trợ và lập phiếu xuất kho

    Bước 4: Thực hiện chuyển kho. Hàng hóa cần được kiểm tra kỹ lưỡng và những người có trách nhiệm phải ký nhận đầy đủ vào các biên nhận cần thiết trước khi xuất hoặc nhập kho.

    Bước 5: Kế toán cập nhập lại thông tin trên hệ thống quản lý kho hàng

    Bài viết trên đây là các bước để thực hiện quá trình quản lý kho hiệu quả. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nắm vững các bước, phân bổ nhân sự sao cho hợp lý để thực hiện quy trình quản lý kho được hiệu quả và chuyên nghiệp.


     https://youtu.be/YKi3zn-4rJ8


  • PRO -3M QUẢN LÝ KHO

    PRO -3M QUẢN LÝ KHO


     

  • CÁCH THỨC XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

    CÁCH THỨC XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG


    THIẾT LẬP MỤC TIÊU: https://www.youtube.com/watch?v=lDgIBpwFr7I


     https://www.youtube.com/watch?v=lDgIBpwFr7I


  • Tích Hợp ISO 9001; ISO 14001 và ISO45001

    Tích Hợp ISO 9001; ISO 14001 và ISO45001

    ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý Chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 9001:2015 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.



    I. ISO 9000 LÀ GÌ?

    1. ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý Chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 9001:2015 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.

    2. Tiêu chuẩn HTQLCL theo ISO 9001:2015 cung cấp khuôn khổ đầy đủ cho một Hệ thống quản lý Chất lượng, bao gồm:
    • Cam kết và triển khai Chính sách Chất lượng,
    • Phân tích bối cảnh tổ chức, các rủi ro và cơ hội, và phát triển các biện pháp kiểm soát nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, và cải tiến liên tục,
    • Kiểm soát Chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong suốt các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
    • Phòng ngừa các rủi ro về chất lượng thông qua kiểm soát các hoạt động nghiên cứu phát triển, hoạch định sản xuất và cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng, mua hàng và kiểm tra, thử nghiệm,
    • Kiểm soát các sản phẩm/đầu ra không phù hợp và thực hiện hành động khắc phục,
    • Hoạch định trách nhiệm, quyền hạn, cơ cấu và đảm bảo năng lực nhân sự, năng lực của hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng và môi trường cần thiết quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
    • Trao đổi thông tin, kiểm soát tài liệu và hồ sơ, đánh giá nội bộ và xem xét hệ thống quản lý.
    3. Cùng với quá trình thực hiện các cam kết theo lộ trình hội nhật quốc tế, đặc biệt là Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế Asean và các hiệp định thương mại tự do khác, việc cam kết cùng với khả năng đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm theo ISO 9001:2015 trở thành điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh về năng suất và chất lượng.

    II. TỔ CHỨC NÀO CÓ THỂ ÁP DỤNG ISO 9000

    Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không phân biệt quy mô.  

    III. LỢI ÍCH ÁP DỤNG ISO 9000

    Một doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ cung cấp niềm tin rằng đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.
    Việc được chứng nhận theo ISO 9001:2015 cũng tạo điều kiện điều kiện vượt qua các rào cản kỹ thuật và dễ dàng cho tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu hay việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 9001:2015 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
    • Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý Chất lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
    • Giảm tối đa các nguy cơ và các chi phí giải quyết các vụ bồi thường sự cố Chất lượng, các khoản phạt vi phạm pháp luật về Chất lượng,
    • Tăng cường uy tín, sự tin cậy, hài lòng, tin tưởng của khách hàng và bên quan tâm đối với sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp,
    • Cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm sai lỗi, lãng phí,
    • Tạo khuôn khổ nền tảng cho việc triển khai và tích hợp các Hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường, An toàn sức khỏe nghề nghiệp, Quản lý năng lượng, An toàn thực phẩm, …
    IV. CÁC GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9000


    V. MỘT SỐ LĨNH VỰC P&Q SOLUTIONS ĐÃ TƯ VẤN ISO 9000
    • Sản xuất, gia công cơ khí và chế tạo thiết bị,
    • Sản xuất và lắp ráp ô tô, xem máy,
    • Sản xuất dây và cáp điện,
    • Sản xuất và lắp đặt thang máy,
    • Lắp ráp thiết bị điện, điện tử,
    • Gia công và lắp đặt kết cấu thép,
    • Sản xuất bao bì giấy, nhựa và cao su,
    • Chế biến thực phẩm và đồ uống,
    • Sản xuất hàng dệt may và giày da,
    • Thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
    • Kinh doanh thương mại, phân phối, bán lẻ,
    • Cung cấp dịch vụ cảng, giao nhận, vận tải, kho hàng,
    • Giáo dục, Khám chữa bệnh và chăm sóc y tế, …
    -st-

  • Hệ thống cải tiến 5S-Kaizen – Cải tiến nhỏ, kết quả to!

    Hệ thống cải tiến 5S-Kaizen – Cải tiến nhỏ, kết quả to!

    Hệ thống cải tiến 5S-Kaizen từ lâu đã trở thành “trợ thủ đắc lực” của các nhà quản lý, vận hành. Dù phương pháp này được áp dụng tại rất nhiều doanh nghiệp, nhưng để hiểu đúng và thực hiện sao cho hiệu quả thì không đơn giản chút nào. Vì vậy, trong bài viết sau đây VHE sẽ cùng bạn đi tìm hiểu 5S-Kaizen là gì, và làm cách nào vận dụng cho hiệu quả.



    5S là gì?

    ·        5s là KỸ NĂNG CƠ BẢN của cá nhân hay tổ chức để duy trì kinh doanh.

    ·        5s là HỆ THỐNG NỀN TẢNG của quản lý doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả năng suất, chất lượng.

    ·        5s mang lại các GIÁ TRỊ HỮU HÌNH cho công ty

    • o   Rút ngắn thời gian chu trình
    • o   Phát hiện và ngăn ngừa vấn đề
    • o   Hiện thực hóa vấn đề

    5 Nguyên tắc chủ đạo của 5S

    5s là phương pháp quản lý do người Nhật thiết lập nên. 5S là từ viết tắt trong tiếng Nhật, bắt đầu bằng chữ S gồm Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke.

    ·        Seiri (sàng lọc): Phân loại những vật cần thiết, vứt bỏ những vật không cần thiết.

    ·        Seiton (sắp xếp): Sắp xếp để khi cần có thể lấy ngay vật cần thiết (Quy định – để lại chỗ cũ).

    ·        Seiso (sạch sẽ): Loại bỏ rác, vết bẩn, vật lạ…làm sạch hiện trường.

    ·        Seiketsu (săn sóc): Duy trì tình trạng “Sàng lọc” – “Sắp xếp” – “Sạch sẽ”.

    ·        Shitsuke (sẵn sàng): Tạo thói quen tuân thủ các quy định.

    Tại sao lại gọi là Kaizen?

    Phương pháp Kaizen còn được gọi là thuyết Kaizen. Đây là cụm từ ghép từ hai từ Kai (thay đổi) và từ Zen (tốt hơn). Kaizen nói một cách dễ hiểu là mỗi nhân viên phải thực hiện liên tục các hoạt động cải tiến trong một khoảng thời gian dài, theo cấp độ tăng dần. Tại Nhật Bản, họ đã áp dụng phương pháp này hơn 50 năm. Trước kia, Kaizen chỉ áp dụng tại các tập đoàn lớn như: Toyota, Canon, Honda…sau đó, Kaizen được áp dụng rộng rãi trong mọi công ty thuộc đa lĩnh vực. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các công ty của Nhật đều đang thực hiện nguyên tắc Kaizen.



    Phương pháp Kaizen

    Kết hợp 5S-Kaizen – Phương pháp đổi mới thông minh

    Kaizen là một chiến lược, triết lý được vận dụng xuyên suốt trong quá trình cải tiến nhằm đổi mới liên tục phương thức vận hành, quản lý. Phương thức này giúp nâng cao năng suất làm việc, tránh lãng phí và nâng cao vị thế cạnh tranh.

    Hệ thống cải tiến 5S-Kaizen

    Xét trên nhiều khía cạnh thì 5S là yếu tố cơ bản của hệ thống Kaizen. Quy tắc 5S chú trọng sự gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh nhằm tạo ra môi trường làm việc thuận tiện, tạo tiền đề thực hiện Kaizen. Bởi môi trường làm việc có thoải mái, sạch sẽ, khoa học thì mới kích thích nhân viên sáng tạo, mang đến nhiều kết quả đổi mới tốt đẹp hơn.



    Hai nguyên tắc này bổ sung, tương trợ cho nhau. Vì thế, doanh nghiệp có thể áp dụng song hành 5S-Kaizen để giúp công ty vận hành ổn định, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

     -PTKConsultant-

  • Tiêu chuẩn về AISC

    Tiêu chuẩn về AISC

     Tiêu chuẩn về Kết cấu nhà thép và sơn chất lượng cao của AISC là gì?

    Tiêu chuẩn về kết cấu nhà thép của AISC được công nhận rộng rãi bởi các nhà xây dựng và nhà thầu Bắc Mỹ khi cần đánh giá năng lực của các công ty chế tạo đối với yêu cầu chất lượng của một công trình dự án. Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả các yêu cầu cho việc chứng nhận, đánh giá các cơ sở sản xuất, cung cấp khung thép kết cấu cho công trình dự án cùng hệ thống Quản lý Chất lượng với chức năng và trách nhiệm tương ứng.


    Để được chứng nhận, nhà sản xuất thép kết cấu phải trải qua một chương trình kiểm định, đánh giá nghiêm ngặt bởi các kiểm soát viên độc lập của AISC; và phải được đánh giá lại hàng năm. Phạm vi kiểm định bao gồm tất cả các quy trình sản xuất và chế tạo thép kết cấu, từ khi nhận hợp đồng đến khâu bàn giao cuối cùng, nhưng không bao gồm quy trình lắp dựng.


    Chứng nhận sơn chất lượng cao (SPE) là một chương trình kèm theo trong bộ Tiêu chuẩn của AISC về Kết cấu nhà thép. Chương trình này áp dụng đối với  kiểm định cơ sở sơn của nhà sản xuất thép kết cấu về chất lượng các hệ thống sơn phủ bảo vệ phức tạp như: kẽm, epoxi, uretan và các hệ thống sơn nhiều lớp.



    Thế nào là một nhà sản xuất được AISC chứng nhận?

    Một nhà sản xuất được AISC chứng nhận về kết cấu nhà thép sẽ được tự động chứng nhận thỏa mãn tiêu chuẩn kết cấu nhà thép truyền thống.  Với việc thỏa mãn Tiêu chuẩn về kết cấu nhà thép của AISC, nhà sản xuất được AISC xác nhận là có đủ cơ sở, nhân sự, kinh nghiệm tổ chức, các quy trình, kiến thức, thiết bị và cam kết  để thực hiện việc xây dựng nhà thép kết cấu.


    Một nhà sản xuất theo tiêu chuẩn AISC thường được giao phó thực hiện các công trình công cộng lớn, các nhà máy sản xuất hạng nặng, các nhà máy điện, các nhà máy sản xuất/cán kim loại, các sân vận động, hội trường, các tòa nhà cao tầng, và các nhà máy hóa dầu.



    Bộ chỉ dẫn kỹ thuật kết cấu nhà thép ANSI/AISC 360-16 (Specifications for Structural Steel Building) được viện kết cấu thép  Hoa Kỳ (American institute of Steel Construction) phát hành. Đây là tiêu chuẩn được đầu tư nghiên cứu, thí nghiệm thực tiễn rất chi tiết và được tin tưởng sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. 

     

    Bộ tiêu chuẩn này được nhiều nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư từ khắp thế giới công nhận rộng rãi. Có thể nói, bộ tiêu chuẩn AISC được coi là thước đo năng lực của nhà thầu đối với chất lượng của dự án kết cấu thép nhà xưởng. Tiêu chuẩn này có đầy đủ các yêu cầu cho việc đánh giá nhà thầu từ giai đoạn thiết kế đến sản xuất tại nhà máy cùng hệ thống Quản lý Chất lượng với chức năng và trách nhiệm tương ứng.



    Để được chứng nhận theo tiêu chuẩn AISC, nhà thầu sản xuất thép kết cấu phải trải qua giai đoạn kiểm định và đánh giá nghiêm ngặt bởi các kiểm soát viên độc lập của AISC. Tiêu chuẩn này yêu cầu phải được đánh giá lại hàng năm. Phạm vi kiểm định bao gồm tất cả các quy trình sản xuất và chế tạo kết cấu thép, từ khi nhận hợp đồng đến khâu bàn giao sản phẩm hoàn thiện, nhưng không bao gồm quy trình lắp dựng.


    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc thêm về các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép nhà xưởng, đừng ngần ngại liên lạc với PTK CONSULTANT. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi và giải đáp cụ thể.


    PTK Consultant

  • Tiêu chuẩn Conformite Europeenne (CE)

    Tiêu chuẩn Conformite Europeenne (CE)

     Tiêu chuẩn CE là gì?

    Tiêu chuẩn CE hay còn gọi là chứng nhận CE với CE là từ viết tắt của Conformite Europeenne hay chính là chứng nhận CE Marking. Tiêu chuẩn CE phù hợp với quy tắc và kỹ thuật ở các nước công nghiệp tiên tiến và các nước khác trong khối. Dựa vào đó các nước có tiêu chuẩn để kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm của nhau trong khối EU thông qua các chính sách chung. Các sản phẩm có chứng nhận CE tức là nó đã tuân thủ đúng luật pháp của liên minh châu Âu EU và được tự do buôn bán trên thị trường các nước này.

    Dấu CE hay tiêu chuẩn CE có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp muốn kinh doanh sản phẩm của mình tài Châu Âu nói chung và vào thị trường EFTA và Liên minh Châu Âu (EU), khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) nói riêng.

    Dấu CE là minh chứng cho việc đã đáp ứng được các tiêu chuẩn CE của sản phẩm, dấu CE này được tìm thấy nhiều trên các sản phẩm được bán ngoài EEA hoặc những sản phẩm được sản xuất, thiết kế để bán trong EEA.



    Tiêu chuẩn CE hay dấu CE được nhận diện trên toàn thế giới và đặc biệt phổ biến và trở nên quen thuộc trong khu vực kinh tế EEA. Theo đó, dấu CE là tuyên bố về chất lượng sản phẩm đã đáp ứng được các tiêu chuẩn CE cũng như đáp ứng được các chỉ thị, yêu cầu hiện hành của EC. Nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn CE sẽ được bao gồm logo CE và số nhận dạng bao gồm 4 chữ số của cơ quan thông báo về quy trình đánh giá phù hợp.

    “CE” đôi khi được chỉ định là tên viết tắt của "Conformité Européenne" ( tiếng Pháp nghĩa là "Sự phù hợp châu Âu"), nhưng không được định nghĩa như vậy trong luật pháp liên quan. Dấu CE là biểu tượng của thị trường tự do trong Khu vực kinh tế châu Âu (Thị trường nội bộ)


    Bên cạnh đó thì CE nó không chứng nhận chất lượng hoặc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, mà đúng hơn là một nhãn hiệu hành chính mà không dành cho khách hàng hoặc người tiêu dùng. Nó chỉ là dạng thông báo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chung của EU. Do đó bạn có thể gọi nó là một “hộ chiếu kỹ thuật” cho một sản phẩm. Kí hiệu CE phải bắt buộc có trên các sản phẩm được xuất khẩu hoặc tiêu dùng tại 27 nước EU và ở cả các nước Iceland, Liechtenstein và Na Uy. Theo Luật của cộng đồng Châu Âu (EU) hầu hết các sản phẩm điện – điện tử đều phải mang dấu CE mới được lưu thông trên thị trường Châu Âu.

    2.  Tư Vấn Cấp Chứng chỉ CE(Chứng nhận CE) Trọn Gói Giá Tốt Nhất -  PTK CONSULTANT Hỗ Trợ Mọi Thủ Tục - Hotline 0978.818.238

    Chứng chỉ CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.
    Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.



    3.  Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận CE sản phẩm bao gồm:

    - Giấy yêu cầu chứng nhận: CE Application Form

    - Sơ đồ tổ chức của Doanh nghiệp

    - Các tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

    - Kế hoạch sản xuát và kiểm soát chất lượng.

    - Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm,

    - Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận/chỉ đình (nếu có)

    Các thông tin này tổ chức đánh giá sẽ đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.



    B: Quy trình đánh giá CE

    Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:

    a, Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;

    b, Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);

    c, Đánh giá chính thức, bao gồm:

    - Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;

    - Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.

    d, Báo cáo đánh giá;

    e, Cấp Giấy chứng nhận;

    f, Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 12 tháng/1lần)

    Trình tự đánh giá gồm: Sau khi đánh giá đợt 1: Chuyên viên đánh giá sẽ ghi báo cáo không phù hợp và chuyển cho bên được đánh giá để tiến hành khắc phục. Đánh giá đợt 2 (Nếu có) sẽ tiến hành sau khi bên được đánh giá khắc phục xong các điểm không phù hợp.

    Nếu tất cả các điểm khắc phục đều đạt yêu cầu và không làm phát sinh thêm các điểm không phù hợp mới thì tổ chức đánh giá sẽ cấp chứng chỉ CE.


    4.  Các sản phẩm bắt buộc có chứng nhận CE

    Các quy định về việc dán nhãn CE lên sản phẩm:
    Vấn đề dán nhãn tiêu chuẩn CE cũng được quản lý rất nghiêm ngặt và khắc khe đấy nhé. Với từng loại sản phẩm khác nhau thì chúng ta sẽ có những quy định khác nhau và riêng biệt. Tuy nhiên chung quy lại thì sẽ có các quy định chung không thể thay đổi như:

    Kích thước của dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên.
    Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm.
    Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.

    5.  Quy trình tư vấn cấp chứng nhận CE cho sản phẩm như thế nào?


    Như chúng ta cũng đã biết thì tiêu chuẩn CE rất khắc khe trong việc chứng nhận, một là chúng ta phải đủ lớn và hiện đại để có thể có các phương tiện chứng nhận đúng chuẩn. Hai là chúng ta phải nhờ đến các cơ quan hay các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp để có thể được cấp chứng nhận này. Và cụ thể các bước để có thể xét và cấp chứng nhận bao gồm:

    • Bước 1: xác định chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng
    • Bước 2: xác định các yêu cầu chi tiết
    • Bước 3: thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
    • Bước 4: cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
    • Bước 5: tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking

    Tuy nhiên thì với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

    • Bước 6: chứng nhận lại tiêu chuẩn
    • Bước 7: đánh giá mở rộng thêm các chỉ tiêu khác
    • Bước 8: thậm chí có thể đánh giá đột xuất để tăng tính khách quan hơn
    -PTK Consultant-

  • QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN ASME- PTK CONSULTANT

    QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN ASME- PTK CONSULTANT

     ASME là gì?

    ü  ASME là chữ viết tắt của American Society of Mechanical Engineers dịch ra tiếng Việt là hiệp hội kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ. ASME được thành lập vào năm 1880 và hiện tại có hơn 110.000 thành viên tại 150 quốc gia trên toàn thế giới.

    ü  ASME dược thành lập để đối phó với nhiều sự cố tàu hơi nước áp suất hơi. Được biết đến với việc thiết lập mã và tiêu chuẩn cho các thiết bị cơ khí.

    ü  ASME tổ chức nhiều hội nghị kỹ thuật và hàng trăm khóa học phát triển chuyên nghiệp mỗi năm và tài trợ cho nhiều chương trình giáo dục và tiếp cận cộng đồng.

    ü  ASME có bốn văn phòng chính tại Hoa Kỳ, bao gồm hoạt động của trụ sở chính tại New York, và ba văn phòng quốc tế tại Bắc Kinh, Trung Quốc; Brussels, Bỉ và New Delhi, Ấn Độ. ASME có hai viện và 32 bộ phận kỹ thuật trong cơ cấu tổ chức của mình. Hoạt động tình nguyện được tổ chức thành bốn lĩnh vực: Sự kiện và nội dung kỹ thuật, Quan hệ công chúng và tiếp cận cộng đồng, Tiêu chuẩn và Chứng nhận, và Phát triển nghề nghiệp và sinh viên sớm.



    Các tiêu chuẩn và mã ASME

    ü  ASME là một trong những tổ chức phát triển tiêu chuẩn lâu đời nhất ở Mỹ. Nó tạo ra khoảng 600 mã và tiêu chuẩn bao gồm nhiều lĩnh vực kỹ thuật, chẳng hạn như ốc vít, ống nước, thang máy, đường ống, và các hệ thống và bộ phận của nhà máy điện.ü   

    ü  Các tiêu chuẩn của ASME được phát triển bởi các ủy ban của các chuyên gia về vấn đề sử dụng quy trình mở, dựa trên sự đồng thuận. Nhiều tiêu chuẩn ASME được các cơ quan chính phủ trích dẫn là công cụ để đáp ứng các mục tiêu quy định của họ. Do đó, các tiêu chuẩn ASME là tự nguyện, trừ khi các tiêu chuẩn đã được đưa vào hợp đồng kinh doanh ràng buộc về mặt pháp lý hoặc được đưa vào các quy định được thi hành bởi một cơ quan có thẩm quyền.

    Nồi hơi ASME và mã bình áp lực (BPVC)

    ü  Tiêu chuẩn ASME lớn nhất, cả về kích thước và số lượng tình nguyện viên tham gia vào quá trình chuẩn bị, là Nồi hơi ASME và Mã tàu áp suất (BPVC). BPVC cung cấp các quy tắc cho việc thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kiểm tra, chăm sóc và sử dụng nồi hơi , bình chịu áp lực và các thành phần hạt nhân. Mã này cũng bao gồm các tiêu chuẩn về vật liệu, quy trình và trình độ hàn và hàn, kiểm tra không phá hủy và kiểm tra hạt nhân tại chức.

    Các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa đáng chú ý khác

    ü  Các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa đáng chú ý khác bao gồm nhưng không giới hạn ở; Thang máy và thang cuốn (Sê-ri A17), Cần trục trên không và di động và các thiết bị nâng và lắp đặt có liên quan (Sê-ri B30), Đường ống và Đường ống (B31 Series), Thiết bị xử lý sinh học (BPE), Van mặt bích, Phụ kiện và Vòng đệm (B16) , Hạt nhân Thành phần và quy trình Mã kiểm tra hiệu suất.

    1. Tầm quan trong của chứng nhận ASME:

    ü  Để nâng cao năng lực của các Doanh nghiệp cũng như chuẩn bị một tư thế tự tin bước vào sân chơi toàn cầu, đáp ứng các yêu cầu có tính quốc tế hóa của khách hàng, bắt kịp và hòa chung xu thế hội nhập trên toàn thế giới.

    ü  Nhận thấy tầm quan trọng của chứng chỉ ASME Code (MỸ) đối với lĩnh vực thiết kế gia công chế tạo bồn bể và đường ống áp lực, lắp đặt lò hơi năng lương, sửa chữa thay thế thiết bị lò hơi năng lượng, bồn bể đường ống áp lực, thiết bị trao đổi nhiệt mà Doanh nghiệp đã và đang thực hiện , do vậy ngay trong định hướng phát triển và tiến tới mở rộng thị trường EU-MỸ các Doanh nghiệp đang từng bước chuẩn hóa hệ thống để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm với những khách hàng trên toàn thế giới.

    II. QUÁ TRÌNH TƯ VẤN THỰC HIỆN VÀ CHỨNG NHẬN ASME

    Tóm tắt sơ lược các bước thực hiện.






  • Blog Archive

    DỊCH VỤ

    Chúng tôi đã phát triển các dịch vụ phù hợp với công ty cho khách hàng hơn 10 năm.

    KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

    LIÊN HỆ

    PTK Consultant giờ mở cửa: 7h30 - 17h mỗi ngày từ Thứ Hai tới Thứ Sáu hằng tuần.

    PTK CONSULTANT

    • Street :No. 10, Str. 53, Ward Binh Trung Dong, Thu Duc City, HCMC
    • Person :MBA Mr. Phan Trung Kien
    • Phone :+084 978 818 238
    • Country :VIETNAM
    • Email :ptkconsultant@gmail.com

    PTK Consultant nhận mail phản hồi 24/7.

    Quý khách hàng có thể gửi tin nhắn qua email hoặc số điện thoại bất cứ lúc nào.